7 triệu chứng viêm cầu thận
7 Triệu chứng viêm cầu thận: Chẩn đoán và điều trị
Nhận biết sớm các triệu chứng viêm cầu thận giúp người bệnh có cơ hội điều trị hiệu quả hơn, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đối với sức khỏe toàn thân. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những thông tin chi tiết về viêm cầu thận bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hiện nay.
1. Viêm cầu thận là gì?
Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị viêm ở các mạch máu hoặc các tiểu cầu, làm ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Những tổn thương ở cầu thận kéo theo hàng loạt các nguy cơ đối với sức khỏe bao gồm: thiếu máu, tăng huyết áp, … ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến nguy cơ tử vong.
Viêm cầu thận được phân chia thành 2 thể khác nhau: Viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Viêm cầu thận cấp xuất hiện đột ngột và có thể hồi phục sau 4 - 6 tháng điều trị. Trong khi viêm cầu thận mạn thì tiến triển trong âm thầm nhiều tháng, nhiều năm và không có khả năng hồi phục.
2. 7 triệu chứng gây viêm cầu thận
Những triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận rất đa dạng và ở mỗi bệnh nhân có thể có biểu hiện khác nhau. Có trường hợp bệnh phát triển âm thầm và không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng và dễ phát hiện.
2.1 Sưng phù
Chức năng lọc ở thận bị suy giảm, cơ thể bị tích tụ các chất lỏng trong các mô gây ra hiện tượng sưng phù khắp cơ thể. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm cầu thận và thường xuất hiện ở các vị trí như khuôn mặt, bàn tay, bàn chân và vùng bụng.
2.2 Chán ăn, buồn nôn
Bệnh nhân viêm cầu thận có thể có cảm giác buồn nôn hoặc ói mửa, thậm chí đau bụng do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các chất độc chưa được đào thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh cũng mất cảm giác ngon miệng, chán ăn và lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
2.3 Tăng huyết áp
Viêm cầu thận có thể khiến người bệnh bị cao huyết áp và triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn bệnh cấp tính. Huyết áp tăng cao đột ngột do mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, cùng với đó là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
2.4 Thay đổi lượng nước tiểu
Triệu chứng tiểu ít bất thường có thể cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề viêm cầu thận. Tình trạng viêm ở cầu thận khiến chức năng lọc của thận bị suy giảm và giảm khả năng sản xuất nước tiểu. Đồng thời các chất thải không được loại bỏ hiệu quả qua đường tiểu dẫn đến tích nước trong cơ thể và giảm lượng nước tiểu. Khi đó, khối lượng nước tiểu trong một ngày thường ít hơn 500ml.
2.5 Nước tiểu lẫn máu, có bọt
Một trong những triệu chứng điển hình của viêm cầu thận là tình trạng tiểu máu, nước tiểu có bọt. Tình trạng này cho thấy các mạch máu nhỏ ở cầu thận đã bị tổn thương dẫn đến xuất hiện máu trong nước tiểu. Đồng thời lượng protein bị mất qua nước tiểu cũng làm nước tiểu có bọt nổi lên.
2.6 Đau lưng, đau vùng thận
Một số triệu chứng nghiêm trọng của viêm cầu thận như đau lưng dữ dội, đau vùng thận do mô thận bị tổn thương, có biểu hiện viêm nhiễm và sưng tấy trong thận.
2.7 Một số triệu chứng viêm cầu thận khác
- Suy tim ở giai đoạn viêm cầu thận cấp.
- Sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C
- Người bệnh bị thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt
- Xuất hiện các cơn chuột rút vào ban đêm
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm
3. 5 Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận và được chia thành các nhóm nguyên nhân chính như sau:
3.1 Nhiễm trùng
- Nhiễm trùng liên cầu khuẩn: Tình trạng viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân phổ biến gây viêm cầu thận sau nhiễm trùng, hay viêm cầu thận sau liên cầu.
- Nhiễm vi khuẩn: Các vi khuẩn như Staphylococcus, Pneumococcus và các vi khuẩn Gram âm có thể gây viêm cầu thận.
- Nhiễm virus: Các virus như viêm gan B, viêm gan C, HIV, và virus Epstein-Barr có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và gây viêm cầu thận.
- Nhiễm ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng như sốt rét (malaria) có thể là nguyên nhân gây viêm cầu thận.
3.2 Bệnh tự miễn
- Lupus ban đỏ: Đây là một bệnh tự miễn đa cơ quan có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả thận. Lupus gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, làm suy giảm chức năng thận.
- Bệnh Goodpasture: Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các màng đáy của cầu thận và phổi gây viêm cầu thận với các triệu chứng tiểu máu, protein niệu và suy thận.
- Viêm cầu thận IgA (bệnh Berger): Kháng thể Iga lắng đọng trong cầu thận gây ra những tổn thương cho cầu thận.
- Bệnh viêm cầu thận màng: Kháng thể tấn tấn công màng lọc cầu thận, dẫn đến viêm và tổn thương thận.
3.3 Bệnh di truyền
- Hội chứng Alport: Hội chứng rối loạn di truyền gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, gây viêm cầu thận.
- Bệnh thận đa nang: Bệnh hình thành các nang trong thận, gây suy giảm chức năng của thận.
- Xơ hóa cầu thận khu trú: Bệnh có các protein niệu nặng, tăng huyết áp, rối loạn chức năng thận và gây ra hội chứng thận hư.
3.4 Bệnh lý toàn thân
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên các mạch máu thận, lâu dần làm hư hại các mạch máu và gây viêm.
- Đái tháo đường: Mức đường huyết cao không được kiểm soát sẽ kéo theo các tổn thương ở các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến viêm và suy giảm chức năng thận.
3.5 Các yếu tố nguy cơ khác
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc sử dụng trong thời gian dài và lạm dụng quá mức có thể gây tổn thương cầu thận. Cụ thể là thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các hóa chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất công nghiệp,... có thể gây tổn thương trực tiếp đến thận hoặc gây phản ứng viêm cho cơ thể.
4. Phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận
Để xác định chính xác tình trạng viêm cầu thận đang ở giai đoạn nào thì không chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
4.1 Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm nước tiểu để phân tích các chỉ số liên quan đến viêm cầu thận:
- Protein trong nước tiểu: Viêm cầu thận thường dẫn đến mất protein qua nước tiểu, do đó nếu lượng protein cao sẽ là dấu hiệu của bệnh.
- Tế bào hồng cầu: Trong nước tiểu có các tế bào hồng cầu hoặc có một lượng máu nhỏ cho thấy thận đã bị tổn thương.
- Tế bào bạch cầu: Nếu có các tế bào bạch cầu trong nước tiểu thì đây thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc tăng protein.
- Nồng độ creatinin hoặc ure trong máu: Nồng độ tăng lên khi chức năng thận bị suy giảm, thận bị tổn thương và hoạt động không hiệu quả.
4.2 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm qua đường máu sẽ đánh giá được mức độ tổn thương của thận và sự suy yếu của cầu thận.
- Nitơ urê máu và creatinin trong máu: Nồng độ của những chất thải này tăng cao cho thấy thận đã bị suy giảm chức năng lọc máu, đào thải độc tố.
- Bổ thể C3: Viêm cầu thận sẽ có chỉ số C3 máu giảm và khả năng bình thường trở lại sau khoảng 8 tuần.
- Protein niệu và đái máu vi thể: Protein niệu duy trì trong khoảng từ vài tuần đến nhiều tháng, đái máu vi thể thời gian có thể lên đến 1 năm tính từ khi xuất hiện viêm cầu thận cấp.
4.3 Xét nghiệm hình ảnh
Nếu các xét nghiệm khác đã xác định thận bị tổn thương thì việc thực hiện chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ quan sát thận rõ hơn. Từ đó đưa ra những chẩn đoán về mức độ viêm cầu thận ở người bệnh.
- Chụp X-quang: Sử dụng để đánh giá cấu trúc thận và phát hiện những bất thường.
- Siêu âm: Xem xét kích thước và hình dạng của thận.
- Chụp CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết và chính xác hơn về mức độ tổn thương thận và phát hiện các vấn đề khác trong thận.
4.4 Sinh thiết thận
Sinh thiết thận sử dụng một mẫu mô thận của người bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bằng cách này bác sĩ sẽ sẽ xác định được các nguyên nhân gây ra các triệu chứng protein niệu, tiểu máu hay suy giảm chức năng thận. Đồng thời giúp đánh giá mức độ tổn thương thận để có phương pháp điều trị hiệu quả.
5. Biện pháp điều trị bệnh viêm cầu thận
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Nhìn chung, viêm cầu thận sẽ được điều trị kết hợp bằng một số loại thuốc kháng sinh và có thể phải thực hiện phương pháp điều trị lâu dài như chạy thận, ghép thận nếu bệnh ở giai đoạn cuối.
- Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm liên cầu khuẩn
- Thuốc điều trị tăng huyết áp
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị thiếu máu
- Thuốc giảm triệu chứng sưng, phù nề
- Thuốc bảo vệ xương
- Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm tách phúc mạc
- Cấy ghép thận, thay thế thận khỏe mạnh từ người hiến tặng
Thông qua nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm, thực phẩm Đông y Renaprotect của Glac Biotech Corp đã được ra đời với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện độ lọc cầu thận và ức chế các yếu tố gây viêm. Sản phẩm được cấp bằng sáng chế tại Đài Loan và được Quốc tế công nhận về hiệu quả phục hồi chức năng thận.
Với thành phần thảo dược tự nhiên kết hợp với công nghệ men vi sinh, Renaprotect cung cấp nhiều chủng lợi khuẩn tốt cho thận như Bifidobacterium longum BLI-02, Lactobacillus acidophilus TYCA06, Bifidobacterium bifidum VDD088, lactobacillus plantarum LPL-28. Hiện sản phẩm đang được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh thận mạn, viêm cầu thận ở nhiều bệnh viện lớn tại Đài Loan.
Đã có rất nhiều nghiên cứu in vivo và in vitro, báo cáo hàng loạt ca được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín:
Hiện nay tại Việt Nam, chỉ có Phòng khám Dr. Minh Anh là đơn vị ủy quyền trực tiếp phân phối thực phẩm Đông y Renaprotect của Glac Biotech Corp. Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc cần tư vấn chi trực tiếp, hãy liên hệ với phòng khám theo hotline: 028 5431 9601 hoặc để lại thông tin cần tư vấn qua Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây
Viêm cầu thận nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm của bệnh thì việc điều trị sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng viêm cầu thận nào đã liệt kê ở trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu