Cách phòng ngừa tăng huyết áp gây suy thận
1. Tại sao tăng huyết áp gây suy thận?
Tăng huyết áp không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy gây tổn thương thận. Trong đó có bệnh suy thận xảy ra do mạch máu thận bị tổn thương, chức năng thận suy giảm và biến chứng xơ hóa mô thận.
1.1 Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu thận
Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu trước cầu thận và động mạch thận, gây tổn thương và làm hẹp mạch máu, cản trở lưu thông máu đến thận. Những tổn thương kéo dài ở các mạch máu trong thận có thể dẫn đến suy thận mãn tính và rò rỉ protein trong nước tiểu.
1.2 Suy giảm chức năng lọc của thận
Khả năng lọc của cầu thận bị giảm đi đáng kể do những tổn thương ở bộ lọc cầu thận. Điều này dẫn đến tích tụ chất thải và độc tố trong cơ thể, lâu dài gây ứ đọng trong hệ mạch máu và làm huyết áp tăng cao hơn. Tăng huyết áp kèm những tổn thương ở thận sẽ thúc đẩy bệnh thận ngày càng tiến triển nặng hơn gây biến chứng suy thận mạn.
1.3 Hình thành viêm và xơ hóa mô thận
Tổn thương mạch máu và các đơn vị lọc ở thận do tăng huyết áp có thể khiến mô thận bị tổn thương, gây xơ hóa mô thận. Xơ hóa làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm độ lọc của cầu thận và dẫn đến suy thận.
2. Dấu hiệu suy thận ở người tăng huyết áp
Tăng huyết áp gây biến chứng suy thận có thể diễn ra âm thầm trong nhiều năm, các triệu chứng tổn thương thận ban đầu có thể rất mờ nhạt. Nếu bệnh đã tiến triển nặng thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
Nước tiểu đậm màu hơn bình thường, có lẫn máu và sủi bọt.
Lượng nước tiểu tăng hoặc giảm đột ngột.
Sưng phù quanh mắt, bàn chân và tay.
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, thiếu máu.
Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Khó thở, đặc biệt khi vận động hoặc khi nằm.
Đau lưng dưới hoặc đau cạnh sườn, gần vị trí thận.
Da khô và thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy.
Huyết áp khó kiểm soát.
3. Cách kiểm soát huyết áp để bảo vệ thận
Kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ chức năng thận trước những tác động của bệnh. Để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc huyết áp, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
3.1 Theo dõi huyết áp thường xuyên
Người bệnh cần chủ động theo dõi huyết áp để kịp thời phát hiện khi có những thay đổi bất thường. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà bằng các thiết bị đo huyết áp điện tử hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ.
3.2 Sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp
Nếu được chẩn đoán cao huyết áp, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc huyết áp là cần thiết để kiểm soát huyết áp và bảo vệ thận. Các nhóm thuốc thường sử dụng bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin,...
3.3 Chế độ ăn uống lành mạnh
Người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm muối, tránh đồ ăn chế biến sẵn. Thay vào đó thì người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe.
3.4 Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân và béo phì có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và gây tổn thương thận tiến triển. Vì vậy, người bệnh nên duy trì cân nặng vừa phải thông qua chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn để bảo vệ sức khỏe.
3.5 Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá
Rượu bia và thuốc lá là 2 yếu tố nguy cơ đối với huyết áp và sức khỏe của thận. Hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe toàn thân cũng như bảo vệ chức năng thận hiệu quả.
4. Biện pháp điều trị bệnh suy thận và tăng huyết áp
Đối với người bệnh bị suy thận và tăng huyết áp, mục tiêu điều trị là giảm huyết áp và hạn chế các tổn thương ở thận. Đồng thời kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra do cao huyết áp hoặc bệnh lý suy thận.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể. Nhưng nhìn chung, điều trị huyết áp cao và suy thận thường dựa vào chỉ định thuốc, chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống phù hợp với giai đoạn của bệnh.
Những bệnh nhân đã mắc suy thận giai đoạn nặng, chức năng thận suy giảm xuống mức <10% thì cần tiến hành chạy thận nhân tạo. Phương pháp này thực hiện lọc máu giúp làm sạch chất thải dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể, thay thế chức năng vốn có của thận.
Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp và bệnh suy thận mạn có thể được kiểm soát hiệu quả với thực phẩm Đông y Renaprotect tốt cho bệnh thận mạn - hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên được phân phối độc quyền bởi DrMinhAnh Herbalism. Renaprotect được nghiên cứu và phát triển tại Đài Loan, các bằng sáng chế được Quốc tế công nhận với nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho bệnh thận mạn.
Giảm sản xuất độc tố thận indole
Trì hoãn sự suy giảm chức năng thận
Cải thiện phản ứng viêm của bệnh thận mãn tính
Ổn định huyết áp, hạ acid uric, ổn định đường huyết
Giảm chỉ số BUN, giảm Creatinin và tăng độ lọc cầu thận eGFR
Ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và nhiễm trùng
Cải thiện tác dụng phụ của các loại thuốc dài hạn
Thực phẩm Đông y Renaprotect tốt cho bệnh thận mạn - hiện đang được nhiều bệnh lớn tại Đài Loan chỉ định sử dụng trong việc điều trị bệnh thận mạn, viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Nhiều nghiên cứu in vivo và in vitro, báo cáo hàng loạt ca được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín:
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về Renaprotect hoặc cần tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic - Đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam theo hotline: 028 5431 9601 hoặc để lại thông tin cần tư vấn qua Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu