Chỉ số BUN là gì? Chỉ số BUN bao nhiêu là suy thận?

1. Chỉ số BUN là gì?

BUN (Blood Urea Nitrogen) là một chỉ số trong xét nghiệm máu, được sử dụng để đo lượng nitơ có trong ure. Ure là một sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Gan sản xuất ure từ amoniac, một chất độc hại được tạo ra trong quá trình phân hủy protein và thải nó ra ngoài qua thận dưới dạng nước tiểu.

Xét nghiệm BUN sẽ giúp chúng ta đánh giá được chức năng thận thông qua khả năng lọc và loại bỏ ure ra khỏi cơ thể. Nếu thận không hoạt động hiệu quả, mức BUN sẽ tăng cao. Ngoài ra, chỉ số BUN cũng phản ánh chức năng, hoạt động của gan bởi gan sản xuất ra ure. 

2. Giới hạn bình thường của chỉ số BUN

Để hiểu rõ “chỉ số BUN bao nhiêu là suy thận” thì trước tiên chúng ta phải nắm được giới hạn bình thường của chỉ số BUN. Nồng độ BUN hay lượng ure trong máu ở một người khỏe mạnh thường nằm trong khoảng: 

  • Nam giới trưởng thành: 8 - 24 mg/dl tương đương 2.86 - 8.57 mmol/L.

  • Nữ giới trưởng thành: 6 - 21 mg/dl tương đương với 2.14 - 7.50 mmol/L.

  • Trẻ em: 5 - 18 mg/dL tương đương 1.8 - 6.4 mmol/L.

Lưu ý: Giá trị trung bình của chỉ số BUN có sự khác biệt phụ thuộc vào thang tham chiếu và độ tuổi của người xét nghiệm. Người càng lớn tuổi thì nồng độ ure trong máu càng tăng cao, do đó chỉ số BUN bình thường ở trẻ em thường thấp hơn ở người trưởng thành. 

3. Chỉ số BUN bao nhiêu là suy thận?

Chỉ định xét nghiệm BUN không chỉ xác định bệnh suy thận mà còn chẩn đoán tất cả các bệnh lý liên quan đến thận. Nếu kết quả xét nghiệm BUN cho chỉ số ure máu cao hơn bình thường, đặc biệt khi chỉ số BUN vượt ngưỡng 50 mg/dL tương đương 17.85 mmol/L thì nguy cơ cao người bệnh đang mắc phải các bệnh lý thận như: 

  • Suy thận

  • Hội chứng thận hư

  • Viêm bể thận

  • Viêm cầu thận

  • Xơ cứng động mạch thận,...

Ngoài ra, chỉ số BUN tăng cao cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: mất nước do tiêu chảy, giảm thể tích máu, tăng chuyển hóa protein, suy tim, sử dụng một số loại thuốc. 

Chỉ số BUN cao chỉ cho thấy chức năng thận suy giảm nhưng chưa thể xác định chính xác là bệnh suy thận. Để chẩn đoán bệnh suy thận, bác sĩ thường phải kết hợp xét nghiệm BUN cùng với nhiều chỉ số khác như: độ lọc cầu thận (GFR), creatinin trong máu, xét nghiệm nước tiểu,... 

4. Khi nào cần xét nghiệm BUN?

Xét nghiệm BUN được bác sĩ chỉ định thực hiện trong một số trường hợp như sau:

4.1 Kiểm tra chức năng thận định kỳ

Người mắc các bệnh lý có nguy cơ gây suy thận như đái tháo đường, cao huyết áp hay bệnh tim mạch được khuyến cáo kiểm tra chức năng thận định kỳ, bao gồm xét nghiệm chỉ số BUN. Việc này nhằm kịp thời phát hiện và  kiểm soát các tổn thương ở thận do các bệnh lý toàn thân gây ra. 

4.2 Xét nghiệm BUN khi có triệu chứng suy thận

Các trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ suy thận thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm BUN để kiểm tra chức năng thận. Các dấu hiệu suy thận thường gặp bao gồm:

  • Sưng phù tay, chân, vùng mắt.

  • Tăng hoặc giảm lượng nước tiểu.

  • Nước tiểu có màu bất thường, có lẫn máu.

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, khó thở.

  • Đau lưng hoặc đau vùng bụng. 

4.3 Sau khi sử dụng thuốc ảnh hưởng đến thận

Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc lợi tiểu. Nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm BUN để kiểm tra sức khỏe của thận. 

4.4 Kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh thận

Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh thận thì cần thực hiện xét nghiệm BUN để đánh giá hiệu quả sau điều trị và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. 

5. Cách kiểm soát chỉ số BUN - Nitơ ure trong máu

Để kiểm soát nồng độ nitơ ure trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh lý suy thận hay các bệnh lý khác liên quan đến thận thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp thận hoạt động hiệu quả.

  • Giảm lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày.

  • Ăn ít muối và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối để giảm gánh nặng thận. 

  • Người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

  • Huyết áp cao gây hại cho thận, vì vậy cần kiểm soát huyết áp.

  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc điều trị.

  • Tập thể dục đều đặn cải thiện lưu thông máu và sức khỏe thận. 

  • Theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng thận và chỉ số BUN theo hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến thận và tim mạch, quản lý các bệnh này để giảm nguy cơ suy thận và tăng chỉ số BUN. 

Với những bệnh nhân có chỉ số BUN tăng cao, cùng với các chỉ số khác cho thấy đã mắc bệnh suy thận thì cần can thiệp điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo thực phẩm Đông Y Renaprotect tốt cho bệnh thận mạn - Hỗ trợ điều trị phục hồi bệnh thận mạn, viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Ứng dụng Renaprotect trong điều trị bệnh thận tại các bệnh viện lớn tại Đài Loan đã cho các chỉ số thận rất khả quan và ít tốn kém hơn.

  • Giảm chỉ số BUN nitơ ure máu

  • Giảm creatinin trong máu

  • Tăng độ lọc cầu thận (eGFR)

Renaprotect được lên men sinh học từ các hợp chất chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên cung cấp các chủng vi sinh có lợi cho thận. Các công dụng của Renaprotect đã được Quốc tế công nhân với khả năng ức chế các yếu tố gây viêm thận, giảm sản xuất độc tố thận, điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết và cải thiện tác dụng phụ của các loại thuốc dài hạn. 

Renaprotect có giá trị nghiên cứu lâm sàng, được xác nhận bằng sáng chế tại Đài Loan và hàng loạt các báo cáo nghiên cứu được công bố trên các trang tạp chí quốc tế uy tín: 

Effect of a probiotic combination in an experimental mouse model and clinical patients with  chronic kidney disease: a pilot study. Frontiers in Nutrition 8 (2021): 661794.

Probiotic Formula Ameliorates Renal Dysfunction Indicators, Glycemic Levels, and Blood  Pressure in a Diabetic Nephropathy Mouse Model. Nutrients. 2023 Jun 19;15(12):2803.

Hiện Phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Renaprotect Probiotic Herbal tại Việt Nam. Nếu bạn muốn thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về hiệu quả của Renaprotect, bạn vui lòng liên hệ với phòng khám qua hotline: 028 5431 9601 hoặc Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây


 

TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
Bài viết đã được kiểm duyệt bởi: TS.BS. Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
  • Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
  • Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
  • Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu