Chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận? Giới hạn nguy
1. Creatinin là gì?
Creatinin là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa creatine, được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua thận. Creatine là một hợp chất được lưu trữ chủ yếu trong cơ bắp và cung cấp năng lượng cho chúng.
Creatine được tổng hợp chủ yếu ở gan rồi được phosphoryl hóa tại gan thành creatinphosphat, tiếp đó được vận chuyển theo đường máu đến các mô và được dùng cho quá trình co cơ. Trong cơ bắp, creatinphosphat bị thoái hóa và tạo ra creatinin. Creatinin sau đó được vận chuyển qua máu đến thận, nơi nó được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.
Vì vậy, khả năng lọc creatinin của thận là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng thận. Nếu mức creatinin trong máu tăng cao sẽ cho thấy sự suy giảm của chức năng thận và có thể là biểu hiện của suy thận.
2. Giới hạn bình thường của Creatinin trong máu
Quá trình lọc creatinin và đào thải qua nước tiểu sẽ giúp duy trì mức creatinin trong máu ở một mức ổn định. Tùy vào từng đối tượng nam, nữ hay trẻ em mà chỉ số creatinin ở mức bình thường là khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nam giới: Dao động 0,6 - 1,2 mg/dl hoặc 53 - 106 µmol/l
- Nữ giới: Dao động 0,5 - 1,1 mg/dl hoặc 44 - 97 µmol/l
- Trẻ em: Khoảng 0,2 mg/dl hoặc cao hơn tùy thuộc vào sự phát triển các khối cơ.
3. Đánh giá suy thận qua chỉ số Creatinin
Để kiểm tra chỉ số creatinin cần thực hiện xét nghiệm máu, từ đó có thể đánh giá và chẩn đoán sức khỏe của thận. Trường hợp chỉ số creatinin vượt ngưỡng bình thường thì bác sĩ sẽ tiến hành phân loại mức độ suy thận. Chỉ số creatinin như thế nào sẽ phản ánh giai đoạn bệnh và nặng sẽ phải điều trị chạy thận.
- Suy thận cấp độ I: Chức năng thận suy giảm 25%, chỉ số creatinin giới hạn < 1,5 mg/l hoặc <130 µmol/l.
- Suy thận cấp độ II: Chức năng thận suy giảm 50%, chỉ số creatinin khoảng 1,5 – 3,4 mg/dl hoặc 130 – 299 µmol/l.
- Suy thận cấp độ IIIa: Bệnh tiến triển nặng, chỉ số creatinin khoảng 3,5 - 5,9 mg/dl hoặc 300 – 499 µmol/l.
- Suy thận cấp độ IIIb: Bệnh tiến triển nặng hơn nữa, chỉ số creatinin khoảng 6 – 10 mg/dl hoặc 500 – 900 µmol/l
- Suy thận cấp độ IV: Suy thận giai đoạn cuối với chỉ số creatinin >10 mg/dl hoặc >900 µmol/l.
4. Chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận?
Với 5 cấp độ bệnh suy thận như trên, nếu người bệnh được chẩn đoán với chỉ số creatinin tăng cao gây suy thận từ cấp độ IIIb trở lên thì sẽ phải điều trị chạy thận. Ở giai đoạn này, thận gần như đã mất hoàn toàn chức năng lọc máu và bài tiết chất thải, chạy thận sẽ giúp người bệnh duy trì được hoạt động của thận. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe người bệnh và giảm nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạnh.
Ngoài chỉ số creatinin, bác sĩ còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định có chạy thận cho người bệnh hay không. Các yếu tố được xem xét bao gồm: Mức lọc cầu thận (GFR), sức khỏe tổng quát, triệu chứng lâm sàng,...
5. Triệu chứng cơ thể khi nồng độ Creatinin tăng cao
Khi nồng độ creatinin trong máu tăng cao, điều này thường cho thấy chức năng thận bị suy giảm. Khi đó, cơ thể của người bệnh sẽ cảnh báo sức khỏe thận thông qua những triệu chứng sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, mất ngủ
- Buồn nôn, chán ăn dẫn đến sụt cân bất thường
- Sưng phù ở mặt, tay và chân
- Tiểu ít, nước tiểu có bọt hoặc có máu
- Khó thở, thở dốc
- Huyết áp tăng cao
- Chuột rút và đau cơ
- Đau vùng hông, bụng gần vị trí thận.
6. Cách ổn định chỉ số Creatinin trong suy thận
Nếu việc xét nghiệm creatinin đã cho thấy người bệnh mắc suy thận thì bắt buộc phải điều trị. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nào cũng phải kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh để giúp ổn định nồng độ creatinin trong suy thận.
6.1 Chế độ ăn uống phù hợp
- Giảm lượng protein từ động vật như thịt, cá, thay vào đó ăn nhiều hoa quả và ngũ cốc.
- Giảm lượng natri (muối) để giảm áp lực lên thận.
- Hạn chế các loại đồ ăn giàu canxi và kali như hải sản.
- Đảm bảo uống đủ nước, nhưng không quá mức để không làm tăng áp lực lên thận.
6.2 Tập luyện và lối sống lành mạnh
- Thực hiện các bài tập vừa phải như đi bộ hoặc yoga để duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng thận.
- Tránh stress và giữ cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
6.3 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Thường xuyên đi khám và theo dõi chỉ số creatinin và các chỉ số khác liên quan đến chức năng thận.
- Luôn tuân thủ các đề xuất điều trị từ bác sĩ chuyên khoa thận để đảm bảo điều trị hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng.
Hiện nay, chỉ số creatinin trong suy thận hay bệnh thận mạn có thể được kiểm soát hiệu quả với thực phẩm Đông y Renaprotect. Sản phẩm được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế tại Đài Loan với công dụng cải thiện độ lọc cầu thận và ức chế các yếu tố gây viêm thận. Renaprotect không chỉ giúp giảm nồng độ creatinin trong máu mà còn mang đến nhiều chỉ số thận khả quan như tăng độ lọc cầu thận GFR, giảm ure trong máu.
Sản phẩm sức khỏe Renaprotect được lên men sinh học hoàn toàn từ các hợp chất thảo dược, được sản xuất bằng công nghệ đóng gói vi nang và lạnh đông tinh thể, nhờ đó cung cấp các chủng vi sinh có lợi cho thận như Bifidobacterium longum BLI-02, Lactobacillus acidophilus TYCA06, Bifidobacterium bifidum VDD088.
Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm sản phẩm Đông y Renaprotect trong điều trị bệnh thận mạn đã được Quốc tế công nhận, hàng loạt các báo cáo được công bố rộng rãi trên các tạp chí y tế uy tín:
Phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic hiện là đơn vị phân phối độc quyền thực phẩm Đông y Renaprotect tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc cần tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với phòng khám theo hotline: 0886 72 53 72/ 0565 696 668 hoặc để lại thông tin cần tư vấn qua Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây
Việc xác định chỉ số creatinin trong máu bao nhiêu phải chạy thận đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ có chuyên môn. Để bảo vệ sức khỏe thận và toàn thân, việc theo dõi mức độ creatinin là rất cần thiết đề kiểm soát bệnh và can thiệp điều trị kịp thời.

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu