Ý nghĩa của chỉ số Creatinin trong máu là gì?

Chỉ số Creatinin trong máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số trong xét nghiệm máu
Chỉ số creatinin trong máu là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá chức năng thận và tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể. Thông qua các xét nghiệm y khoa sẽ đánh giá được chỉ số creatinin trong máu, từ đó phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thận, đặc biệt là suy thận. Việc hiểu rõ chỉ số creatinin trong máu là gì và ý nghĩa của nó sẽ giúp chúng ta nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác và kịp thời.

1. Chỉ số Creatinin trong máu là gì?
Creatinin là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa creatin trong các cơ của cơ thể, một hợp chất cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ bắp. Creatinin được lọc từ máu qua cầu thận và được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình này sẽ giúp duy trì mức creatinin ổn định trong máu. 

Chỉ số creatinin trong máu phản ánh độ lọc cầu thận, nếu nồng độ creatinin tăng cao có thể chỉ ra sự suy giảm chức năng thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thận như viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính, tắc nghẽn đường tiểu,...

2. Chỉ số Creatinin trong máu bao nhiêu là bình thường?
Mức creatinin có thể khác biệt dựa trên tuổi tác, khối lượng cơ bắp và các yếu tố sinh lý khác của từng người. Nhưng nhìn chung, chỉ số creatinin trong máu bình thường sẽ dao động trong khoảng sau:

  • Nam giới trưởng thành: 0.6 đến 1.2 mg/dL (53 đến 106 µmol/L)

  • Nữ giới trưởng thành: 0.5 đến 1.1 mg/dL (44 đến 97 µmol/L)

  • Vị thành niên: 0.5 - 1.0 mg/dL (44 đến 88 µmol/L)

  • Trẻ em: 0.3 - 0.7 mg/dL (26 đến 62 μmol/L)

  • Trẻ nhỏ: 0.2 - 0.4 mg/dL (18 đến 35 μmol/L)

  • Trẻ sơ sinh: 0.3 - 1.2 mg/dL (26 đến 106 μmol/L)

Dựa trên nồng độ creatinin trong máu mà bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng thận và giai đoạn của bệnh suy thận. Các trường hợp chỉ số creatinin vượt quá giới hạn bình thường sẽ phải được theo dõi và can thiệp điều trị. 

3. Nguyên nhân thay đổi nồng độ Creatinin trong máu
Như đã nói trước đó, các vấn đề sức khỏe ở thận sẽ biểu hiện qua nồng độ creatinin trong máu tăng cao bất thường. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ creatinin trong máu còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể khiến nồng độ creatinin trong máu thay đổi: 

  • Suy thận: Thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc tích tụ creatinin trong máu.

  • Mất nước: Thiếu nước có thể làm tăng nồng độ creatinin do giảm lưu lượng máu đến thận.

  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể làm tổn thương thận và ảnh hưởng đến mức creatinin.

  • Tắc nghẽn đường tiểu: Các tình trạng như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc khối u có thể gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng thận bài tiết creatinin.

  • Suy tim: Khi tim không bơm đủ máu đến các cơ quan, bao gồm cả thận, có thể dẫn đến giảm chức năng thận và tăng creatinin.

  • Bệnh về cơ: Các bệnh lý gây tổn thương cơ như viêm đa cơ, bệnh nhược cơ hoặc chấn thương cơ nặng có thể làm tăng giải phóng creatin và creatinin vào máu.

  • Chế độ ăn uống giàu protein: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein có thể tạm thời làm tăng nồng độ creatinin do tăng lượng creatin chuyển hóa.

  • Tác động của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận hoặc ảnh hưởng đến mức creatinin như gentamicin, tobramycin, ibuprofen, naproxen,...

  • Hoạt động thể chất quá mức: Tập luyện cường độ cao hoặc vận động viên có thể có mức creatinin cao hơn do sự phân giải cơ bắp.

4. Cách kiểm tra chỉ số Creatinin trong máu 
Việc kiểm tra chỉ số creatinin thường là một phần của các xét nghiệm máu thường niên hoặc trong quá trình theo dõi sức khỏe của những người có nguy cơ mắc các vấn đề về thận. Để xét nghiệm creatinin, đầu tiên nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và đựng trong ống nghiệm. Sau đó, mẫu máu này được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích mẫu máu và xác định mức độ creatinin. 

Các xét nghiệm máu để đo lường creatinin thường được thực hiện vào buổi sáng và trước đó người bệnh không cần phải nhịn đói. Thời gian làm xét nghiệm cần từ 30 phút - 1 giờ tùy vào cơ sở y tế thực hiện. 

Ngoài xét nghiệm creatinin máu, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác thì bác sĩ còn phải đánh giá tiền sử bệnh, các xét nghiệm máu (như định lượng ure), xét nghiệm nước tiểu (như albumin) hoặc thực hiện siêu âm. 

5. Khi nào cần xét nghiệm Creatinin trong máu?
Xét nghiệm creatinin được chỉ định thực hiện khi người bệnh mắc bệnh lý về thận hoặc bác sĩ nghi ngờ chức năng thận của người bệnh bị suy giảm. Xét nghiệm creatinin trong máu để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và đánh giá chức năng thận có hoạt động hiệu quả hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy chức năng thận bị suy giảm và người bệnh cần xét nghiệm chỉ số creatinin: 

  • Tiểu ít, lượng nước tiểu giảm

  • Nước tiểu có bọt và có lẫn máu

  • Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm

  • Sưng phù ở mắt, chân và tay

  • Buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân

  • Đau vùng lưng, bụng gần vị trí thận

  • Tăng huyết áp không kiểm soát

Chỉ số Creatinin trong máu tăng cao bất thường là phản ứng của nhiều bệnh liên quan đến thận, đặc biệt là suy thận mạn. Hiện Creatinin trong máu có thể được kiểm soát hiệu quả với thực phầm Đông y Renaprotect tốt cho bệnh thận mạn. Sản phẩm thảo dược Renaprotect được đánh giá tốt cho bệnh thận mạn khi đạt được nhiều chỉ số thận khả quan giúp giảm creatinin trong máu, giảm ure máu, giảm BUN và tăng độ lọc cầu thận eGFR. 

Thực phẩm Đông y Renaprotect hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên kết hợp với công nghệ men vi sinh giúp bảo vệ chức năng thận thông qua việc giảm sản xuất độc tố thận, giảm tình trạng viêm thận, trì hoãn suy giảm chức năng thận. 

Thông qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, Renaprotect đã được xác nhận bằng sáng chế tại Đài Loan và hàng loạt các báo cáo nghiên cứu được công bố trên các trang tạp chí quốc tế uy tín: 

Effect of a probiotic combination in an experimental mouse model and clinical patients with  chronic kidney disease: a pilot study. Frontiers in Nutrition 8 (2021): 661794.

Probiotic Formula Ameliorates Renal Dysfunction Indicators, Glycemic Levels, and Blood  Pressure in a Diabetic Nephropathy Mouse Model. Nutrients. 2023 Jun 19;15(12):2803.

Hiện sản phẩm đã được ứng dụng điều trị bệnh thận mạn tại nhiều bệnh viện lớn ở Đài Loan. Tại Việt Nam, Phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Renaprotect. Nếu bạn muốn thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về hiệu quả của Renaprotect, bạn vui lòng liên hệ với phòng khám qua hotline: 028 5431 9601 hoặc Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây

Như vậy, việc đo lường chỉ số creatinin thông qua xét nghiệm máu là một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thận. Việc theo dõi sự thay đổi của chỉ số này cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
Bài viết đã được kiểm duyệt bởi: TS.BS. Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
  • Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
  • Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
  • Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu