Độ lọc cầu thận là gì? Bao nhiêu là suy thận?

1. Độ lọc cầu thận là gì?
Độ lọc cầu thận (eGFR)  là thể hiện ước đoán khả năng lọc của thận hay còn gọi là ước đoán chức năng thận. Độ lọc cầu thận được tính theo creatinin, giới, độ tuổi, cân nặng, chiều cao. Nếu nồng độ creatinin tăng cao thì độ lọc cầu thận sẽ giảm, và khi độ lọc cầu thận giảm tới một mức độ sẽ gọi là suy thận

2. Độ lọc cầu thận bao nhiêu là bình thường?
Độ lọc cầu thận >90ml/phút/1,73m2 da là trong giới hạn bình thường. Ngoài ra, cần đánh giá thêm bệnh nền sẵn có, tuổi của người bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

3. Phân độ độ lọc cầu thận bất thường?
Theo Hội đồng cải thiện kết cục bệnh thận toàn cầu, bệnh thận mạn được chia thành 5 dộ theo độ lọc cầu thận:

  • Độ 1: eGFR >90ml/phút/1,73m2 da
  • Độ 2: 60<eGFR <90ml/phút/1,73m2 da
  • Độ 3a: 45<eGFR <60ml/phút/1,73m2 da
  • Độ 3b: 30<eGFR <45ml/phút/1,73m2 da
  • Độ 4: 15<eGFR <30ml/phút/1,73m2 da
  • Độ 5: eGFR <15ml/phút/1,73m2 da

4. Nguyên nhân thay đổi độ lọc cầu thận?
Như đã nói trước đó,thay đổi độ lọc cầu thận khi thay dổi creatinin. Sự thay đổi này thường liên quan tới bệnh thận. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ creatinin trong máu còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể khiến nồng độ creatinin trong máu thay đổi: 

  • Suy thận: Thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc tích tụ creatinin trong máu.
  • Mất nước: Thiếu nước có thể làm tăng nồng độ creatinin do giảm lưu lượng máu đến thận.
  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể làm tổn thương thận và ảnh hưởng đến mức creatinin.
  • Tắc nghẽn đường tiểu: Các tình trạng như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc khối u có thể gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng thận bài tiết creatinin.
  • Suy tim: Khi tim không bơm đủ máu đến các cơ quan, bao gồm cả thận, có thể dẫn đến giảm chức năng thận và tăng creatinin.
  • Bệnh về cơ: Các bệnh lý gây tổn thương cơ như viêm đa cơ, bệnh nhược cơ hoặc chấn thương cơ nặng có thể làm tăng giải phóng creatin và creatinin vào máu.
  • Chế độ ăn uống giàu protein: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein có thể tạm thời làm tăng nồng độ creatinin do tăng lượng creatin chuyển hóa.
  • Tác động của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận hoặc ảnh hưởng đến mức creatinin như gentamicin, tobramycin, ibuprofen, naproxen,...
  • Hoạt động thể chất quá mức: Tập luyện cường độ cao hoặc vận động viên có thể có mức creatinin cao hơn do sự phân giải cơ bắp.

5. Cách kiểm tra độ lọc cầu thận
Kiểm tra độ lọc cầu thận thông qua việc kiểm tra chỉ số creatinin. Để xét nghiệm creatinin, đầu tiên nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và đựng trong ống nghiệm. Sau đó, mẫu máu này được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích mẫu máu và xác định mức độ creatinin. Các xét nghiệm máu để đo lường creatinin thường được thực hiện vào buổi sáng và trước đó người bệnh không cần phải nhịn đói. Thời gian làm xét nghiệm cần từ 30 phút - 1 giờ tùy vào cơ sở y tế thực hiện. 


Ngoài xét nghiệm creatinin máu, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác thì bác sĩ còn phải đánh giá tiền sử bệnh, các xét nghiệm máu (như định lượng ure), xét nghiệm nước tiểu (như albumin) hoặc thực hiện siêu âm.
Chỉ số Creatinin trong máu tăng cao bất thường là phản ứng của nhiều bệnh liên quan đến thận, đặc biệt là suy thận mạn. Hiện Creatinin trong máu có thể được kiểm soát hiệu quả với thực phầm Đông y Renaprotect của Glac Biotech Corp. Sản phẩm thảo dược Renaprotect được đánh giá tốt cho bệnh thận mạn khi đạt được nhiều chỉ số thận khả quan giúp giảm creatinin trong máu, giảm ure máu, giảm BUN và tăng độ lọc cầu thận eGFR. 

Thực phẩm Đông y Renaprotect hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên kết hợp với công nghệ men vi sinh giúp bảo vệ chức năng thận thông qua việc giảm sản xuất độc tố thận, giảm tình trạng viêm thận, trì hoãn suy giảm chức năng thận. 
Thông qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, Renaprotect đã được xác nhận bằng sáng chế tại Đài Loan và hàng loạt các báo cáo nghiên cứu được công bố trên các trang tạp chí quốc tế uy tín: 
Effect of a probiotic combination in an experimental mouse model and clinical patients with  chronic kidney disease: a pilot study. Frontiers in Nutrition 8 (2021): 661794.
Probiotic Formula Ameliorates Renal Dysfunction Indicators, Glycemic Levels, and Blood  Pressure in a Diabetic Nephropathy Mouse Model. Nutrients. 2023 Jun 19;15(12):2803.

TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
Bài viết đã được kiểm duyệt bởi: TS.BS. Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
  • Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
  • Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
  • Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu