Nhận biết suy thận ở trẻ em: Điều trị sớm - Hiệu quả cao
Theo số liệu thống liệu kê của Hội thận học quốc tế, những người mắc bệnh thận chiếm 10% dân số thế giới, tương đương cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận, riêng ở Việt Nam chiếm 6,73% dân số. Vì vậy , sự gia tăng về số lượng các ca mắc bệnh suy thận hàng năm ở Việt Nam là điều rất đáng lo ngại. Đây là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành nhưng liệu trẻ em có thể bị suy thận không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này của các cha mẹ và đưa ra những dấu hiệu suy thận ở trẻ em để giúp các cha mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe cho con mình.
1. Trẻ em có thể bị suy thận không?
Tình trạng suy thận ngày càng trẻ hóa, nếu trước đây thường chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi thì hiện nay tỷ lệ mắc suy thận ở độ tuổi 18 - 30 tuổi chiếm từ 20 - 30% và trong đó không ít trẻ nhỏ bị suy thận đang điều trị lọc máu tại các bệnh viện chuyên khoa.
Suy thận ở trẻ em là tình trạng suy giảm các chức năng của thận diễn ra âm thầm trong nhiều tháng, nhiều năm. Dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị suy thận và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Chức năng vốn có của thận là lọc máu và đào thải độc tố bị suy giảm dẫn đến ứ đọng nước, các chất độc hại tồn đọng trong cơ thể sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa đến tính mạng trẻ em nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. 7 dấu hiệu, biểu hiện bệnh suy thận ở trẻ em
Ở giai đoạn đầu của bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng, các trường hợp phát hiện suy thận ở trẻ em thường ở giai đoạn cuối. Vì vậy, cha mẹ nên lưu tâm đến các biểu hiện dưới đây của bệnh suy thận để can thiệp kịp thời bảo vệ sức khỏe của con.
2.1. Dấu hiệu 1: Tiểu tiện bất thường
Chức năng bài tiết chất thải qua nước tiểu của thận không hoạt động hiệu quả dẫn đến những bất thường về tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu ở trẻ em. Trẻ có thể tiểu ít, tiểu khó, lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có lẫn máu, có thể bị đau rát khi đi tiểu,...
Ngoài ra, tình trạng tiểu tiện nhiều lần về đêm cũng là dấu hiệu của bệnh suy thận ở trẻ. Dù trẻ đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, trẻ bị đái rắt vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi.
2.2. Dấu hiệu 2: Phù nề tích nước
Tình trạng tích tụ nước dư thừa trong cơ thể và lượng ure trong máu tăng cao sẽ dẫn đến triệu chứng phù nề. Lúc này, trẻ em có thể bị sưng phù vùng mắt và các vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, bụng,... Nếu không can thiệp kịp thời thì tình trạng phù nề sẽ lan rộng và gây biến chứng.
2.3. Dấu hiệu 3: Trẻ thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao
Trẻ bị suy thận sẽ có biểu hiện mệt mỏi, yếu ớt, da nhợt nhạt và cơ thể trong trạng thái thiếu năng lượng, không thích vui chơi cùng mọi người xung quanh, lúc nào cũng chỉ thích nằm hoặc ngồi yên một chỗ. Đôi khi trẻ cảm thấy chân tay bủn rủn khó kiểm soát.
2.4. Dấu hiệu 4: Trẻ chán ăn, bỏ bữa
Từ dấu hiệu 3, cơ thể mệt mỏi dẫn đến trẻ mất cảm giác thèm ăn do thường xuyên bị buồn nôn và mệt mỏi. Trẻ không cảm thấy ngon miệng khi ăn uống lâu ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân bất thường rất đáng lo ngại. Nhưng dấu hiệu này, bố mẹ cũng cần theo dõi chi tiết hơn kèm các dấu hiệu khác vì tránh nhầm lẫn với việc trẻ biếng ăn, lười ăn.
2.5. Dấu hiệu 5: Hơi thở yếu
Thêm một dấu hiệu suy thận ở trẻ là tình trạng gặp khó khăn khi thở, trẻ có hơi thở yếu, thở dốc, tức ngực,... do thiếu hụt oxy trong cơ thể. Tình trạng khó thở diễn ra cả trong lúc ngủ và trẻ thường xuyên thở khò khè.
Đồng thời, nếu cha mẹ chú ý sẽ thấy hơi thở của con có mùi khó chịu sản sinh do các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể không được đào thải ra ngoài.
2.6. Dấu hiệu 6: Thường xuyên bị đau đầu
Một số biến chứng của suy thận như phù phổi, phù gan do quá tải tuần hoàn máu sẽ kéo theo các cơn đau đầu xuất hiện đột ngột. Nếu con thường xuyên kêu đau đầu và cơn đau diễn ra âm ỉ thì cha mẹ hãy cảnh giác trước tình trạng này nhé.
2.7. Dấu hiệu 7: Bé chậm phát triển
Với những biểu hiện ở trên như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi và thường xuyên đau đầu sẽ khiến con khó hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao cũng như nặng. Hơn nữa, nhiều vấn đề sức khỏe khác phát sinh liên quan đến bệnh suy thận cũng khiến trẻ chậm phát triển.
3. 6 Nguyên nhân khiến trẻ bị suy thận
Với tỷ lệ suy thận ngày càng gia tăng như hiện nay thì những nguyên nhân chính gây bệnh mà các cha mẹ nên lưu ý bao gồm:
3.1. Yếu tố di truyền
Nếu trước đó cha hoặc mẹ có tiểu sử mắc các bệnh lý về thận như bệnh thân đa nang, cầu thận,... sẽ có nguy cơ di truyền sang con. Đây đều là các bệnh lý có nguy cơ cao gây ra bệnh suy thận ở trẻ.
3.2. Suy thận do bệnh bẩm sinh
Bệnh suy thận cấp ở mẹ bầu sẽ tạo cơ hội tốt cho các tế bào bệnh tấn công thai nhi gây ra bệnh suy thận bẩm sinh. Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ như hẹp van niệu đạo, thận đa nang, thận đôi,... đều là nguy cơ dẫn đến suy thận.
3.3. Suy thận ở trẻ em do nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng nặng kéo theo rất nhiều vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, gan và thận phải làm việc hết công suất để đào thải độc tố và có thể bị quá tải dẫn đến suy thận.
3.4. Suy giảm đề kháng ở trẻ
Đối với những trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu thường có nguy cơ mắc suy thận cao hơn những đứa trẻ khỏe mạnh. Sức đề kháng ở trẻ vốn đã yếu hơn người trưởng thành, đặc biệt ở những trẻ bị biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng,... thì sức đề kháng càng kém hơn.
3.5. Thận bị tổn thương
Các chấn thương ở thận đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở trẻ em. Các chấn thương có thể xuất phát từ các bệnh lý viêm cầu thận, hoại tử ống thận hoặc tiến triển do nhiễm độc hoặc lạm dụng một số loại thuốc.
3.6 Một số nguyên nhân khác
- Trẻ mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch
- Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất nước dẫn tới tổn thương thận.
- Sử dụng quá nhiều thuốc ức chế miễn dịch.
4. 8 Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận
Dấu hiệu suy thận ở trẻ em cảnh báo rất nhiều vấn đề về sức khỏe toàn thân. Nếu bệnh lý tiến triển nặng sẽ gây ra một loại các biến chứng khó lường, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Mắc bệnh tim mạch: Suy thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng tim, suy tim, phù phổi.
- Tăng huyết áp: Sự tích tụ nước dư thừa và natri trong cơ thể có thể khiến huyết áp tăng cao.
- Thiếu máu: Cầu thận giảm sản xuất erythropoietin đồng nghĩa với việc suy giảm sản xuất hồng cầu, từ đó gây ra thiếu máu.
- Tăng kali máu: Hàm lượng kali trong máu tăng cao gây ra các vấn đề về tim và có nguy cơ tử vong.
- Bệnh về xương: Suy thận gây mất cân bằng canxi và photpho trong cơ thể, khiến xương yếu hơn bình thường có thể gây loãng xương, còi xương.
- Giảm chức năng miễn dịch: Hệ miễn dịch ở trẻ bị suy yếu do suy thận làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng.
- Chậm phát triển trí tuệ: Hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương khiến trẻ khó tập trung ảnh hưởng đến học tập và phát triển trí tuệ.
- Viêm, nhiễm trùng da: Trẻ bị suy thận phát sinh các vấn đề về da như da khô, ngứa ngáy và nhiễm trùng.
5. Phương pháp chẩn đoán suy thận ở trẻ em
Sau khi xác định được các dấu hiệu cơ bản của bệnh suy thận ở trẻ em, để chẩn đoán chính xác bệnh cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ Creatinin trong máu phản ánh chính xác chức năng lọc của thận. Creatinin là sản phẩm của quá trình chuyển hóa cơ bắp được đào thải qua thận, Creatinin thường được duy trì ở một nồng độ nhất định.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra albumin (một loại protein) trong nước tiểu của trẻ, albumin chỉ có trong nước tiểu khi thận đã bị tổn thương.
- Siêu âm thận: Giúp đánh giá kích thước, hình dạng và cấu trúc của thận. Đồng thời, siêu âm có thể phát hiện sỏi thận, các tổn thương bất thường ở thận.
- Điện giải đồ: Phương pháp này xác định được nồng độ các ion điện giải quan trọng bao gồm natri, kali, clo trong máu. Các chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra được các chức năng của thận
- Sinh thiết thận: Một số trường hợp cần lấy một mẫu mô thận để xác định những tổn thương và nguyên nhân suy thận.
6. Điều trị bệnh suy thận ở trẻ em
Để điều trị bệnh suy thận ở trẻ em cần kết hợp các phương pháp điều trị y khoa cùng với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
6.1 Bổ sung đạm
Bổ sung một lượng protein vừa đủ rất cần thiết cho trẻ bị suy thận để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh. Nhu cầu hấp thụ protein của cơ thể càng tăng cao đối với các đối tượng đang lọc máu vì một lượng protein trong máu đã bị lọc ra ngoài. Các thực phẩm giàu protein cha mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con bao gồm: sữa, trứng, yến mạch, phô mai, bông cải xanh,...
Lưu ý: Chỉ bổ sung một lượng protein vừa đủ tránh dư thừa tạo áp lực lên thận và làm suy giảm chức năng nhanh chóng.
6.2 Giảm hàm lượng kali
Với nồng độ kali tăng cao trong máu, cha mẹ cần lưu ý kiểm soát các thực phẩm chứa kali để duy trì ở mức trung bình. Nếu lượng kali trong máu quá cao sẽ gây hại đến tim mạch và có thể gây tử vong. Những thực phẩm trẻ nên hạn chế như: rau dền, chuối, dưa hấu, củ cải, đậu đen, cá hồi,...
6.3 Kiểm soát nồng độ photpho
Nồng độ photpho trong máu tăng cao ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể khiến xương yếu đi, dễ gãy. Đồng thời còn gây ra triệu chứng ngứa ngáy, đỏ mắt. Do đó, trẻ bị suy thận cần kiểm soát hàm lượng photpho trong máu bằng cách không ăn quá nhiều các thực phẩm giàu photpho bao gồm: các loại hạt, nội tạng động vật, ngũ cốc nguyên hạt,...
6.4 Dùng thuốc điều trị
Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị suy thận ở trẻ em với tác dụng giảm hấp thu protein trong nước tiểu và giảm triệu chứng sưng tấy, phù nề. Đồng thời, có thể kết hợp thêm một số loại thuốc (nếu cần) như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm axit uric trong máu,... Trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ nhập viện để truyền albumin.
Hiện nay, thực phẩm Đông y Renaprotect tốt cho bệnh thận mạn - đã được nghiên cứu và chiết xuất men vi sinh từ các thảo dược tự nhiên thành công, được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn ở Đài Loan. Từ những kết quả thực hiện thực tế cho thấy, Renaprotect cho kết quả chỉ số thận rất khả quan, như: giúp duy trì ổn định chức năng thận, giảm sản xuất độc tố thận, giảm tình trạng viêm thận,... giúp ít tốn kém hơn khi không cần phải lọc thận.
Renaprotect được ứng dụng công nghệ chiết xuất men vi sinh hữu cơ có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, đặc biệt an toàn trong điều trị suy thận ở trẻ em. Sản phẩm đã cấp bằng sáng chế tại Đài Loan, đồng thời được Quốc tế công nhận có tác dụng bảo vệ chức năng thận với một loại các nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín như:
The effect of probiotics on patients with chronic kidney disease. ICCN. 2017.
Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có Phòng khám Dr. Minh Anh là đơn vị ủy quyền trực tiếp phân phối thực phẩm Đông y Renaprotect. Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc cần tư vấn chi trực tiếp, hãy liên hệ với phòng khám theo hotline: 0886 72 53 72/ 0565 696 668 hoặc để lại thông tin cần tư vấn qua Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây
6.5 Tiến hành lọc máu
Bệnh suy thận ở mức độ nặng, chức năng thận suy giảm hơn 50% thì phải can thiệp lọc máu để duy trì chức năng của thận. Phương pháp lọc máu nhằm thực hiện chức năng lọc, loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể người của trẻ. Có thể điều trị lọc máu bằng một trong 2 phương pháp thẩm phân máu và thẩm phân phúc mạc, đồng thời có thể kết hợp dùng thuốc điều trị.
6.6 Ghép thận
Suy thận ở trẻ em có thể phải ghép thận để duy trì sự sống nếu bệnh tiến triển quá nặng. Khi đó sẽ sử dụng một quả thận khỏe mạnh để thay thế quả thận đã bị hư hại của trẻ, phục hồi chức năng vốn có của thận.
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà phương pháp điều trị mang đến hiệu quả khác nhau. Suy thận ở trẻ càng nghiệm trọng thì phương pháp điều trị càng phức tạp và tốn kém.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tổng quát. Đồng thời, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến bệnh suy thận, cha mẹ cũng nên đưa con đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp can thiệp kịp thời.

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu