Suy Thận Nhẹ Có Chữa Được Không?

1. Suy thận nhẹ là gì? 

Suy thận nhẹ (hay còn gọi là suy thận giai đoạn 1) là giai đoạn đầu của bệnh suy thận. Ở giai đoạn này, chức năng thận có dấu hiệu suy giảm nhưng độ lọc cầu thận vẫn hoạt động ở mức bình thường trên 90ml/phút/1.73 m2. Vì thế, suy thận ở giai đoạn đầu chưa quá nguy hiểm và bạn cũng chưa cảm nhận được ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Những người có tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp, có chế độ ăn uống không lành mạnh, dùng thuốc không đúng cách (như thuốc chống viêm không steroid - NSAIDs) sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn người bình thường. 

2. Dấu hiệu nhận biết suy thận ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận thường không có quá nhiều triệu chứng hay dấu hiệu rõ rệt để nhận biết. Chính vì thế, nếu bạn không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ thì cũng khá khó để phát hiện bệnh suy thận từ sớm.

Tuy nhiên, suy thận nhẹ vẫn có một số dấu hiệu nhận biết giúp bạn phát hiện bệnh từ sớm, như sau: 

  • Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn và ngủ không ngon giấc.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ban đêm mặc dù không uống quá nhiều nước. 
  • Nước tiểu đột nhiên có bọt hoặc sủi bọt nhẹ. 
  • Nước tiểu có màu hơi đậm hơn bình thường. 
  • Có thể bị chuột rút tay, rút cơ nhiều hơn bình thường do cơ thể rối loạn chất điện giải như nồng độ kali, canxi hoặc photpho bất thường. 
  • Chân tay có thể có dấu hiệu phù lệ nhẹ

3. Tại sao suy thận nhẹ không chữa khỏi hoàn toàn?

Như đã giải thích ở trên, bạn cũng có thể hình dung khi bị suy thận dù ở giai đoạn đầu hay cuối thì chức năng thận, các mô thận đã bị tổn thương và phá huỷ nên bệnh suy thận nhẹ không thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc điều trị sớm và đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ở giai đoạn này thường sẽ tìm và điều trị nguyên nhân gây bệnh như kiểm soát đường huyết, huyết áp, điều trị viêm nhiễm… và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, rèn luyện sức khỏe hàng ngày. 

4. Các chế độ sinh hoạt và ăn uống cải thiện chức năng thận

Để cải thiện và bảo vệ chức năng thận, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

4.1. Chế độ ăn uống

  • Hạn chế muối: Giảm lượng muối nạp vào giúp kiểm soát huyết áp và giảm gánh nặng cho thận. Nên chọn các loại gia vị tự nhiên thay thế muối như tiêu, ớt, rau thơm.
  • Kiểm soát kali: Kali quá cao có thể gây rối loạn nhịp tim ở người bệnh thận. Hạn chế các loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, bơ, dưa, khoai tây.
  • Hạn chế phốt pho: Phốt pho quá nhiều có thể làm tăng lượng khoáng chất trong xương và gây ra các vấn đề về xương. Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho như nội tạng động vật, đồ uống có ga, các sản phẩm từ sữa.
  • Điều chỉnh lượng protein: Tùy thuộc vào mức độ suy thận, bác sĩ sẽ tư vấn lượng protein phù hợp.
  • Uống đủ nước: Nước giúp thận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tiêu hóa.

4.2. Chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng thận và kiểm soát huyết áp.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ gây suy thận.
  • Ngủ đủ: Giấc ngủ đủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo.
  • Tránh hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận.
  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp: Nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao, việc kiểm soát tốt các chỉ số này là rất quan trọng.

4.3. Thực phẩm tốt cho thận

  • Các loại quả mọng: Việt quất, dâu tây, mâm xôi... chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thận.
  • Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ... cung cấp protein chất lượng cao và omega-3 tốt cho tim mạch.
  • Các loại rau xanh: Cải xanh, bông cải xanh, cải xoăn... giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Các loại hạt và đậu: Cung cấp protein thực vật, chất xơ và các vitamin khoáng chất.

Lưu ý: Từng cá nhân có chế độ ăn uống khác nhau: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh và các bệnh lý kèm theo, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Vừa rồi là những chia sẻ trả lời “suy thận nhẹ có chữa được không?” cùng với đó là những dấu hiệu nhận biết cách cải thiện sức khỏe hàng ngày giúp duy trì chức năng thận tốt nhất. 

Tin vui, hiện nay người bệnh có thể điều trị hiệu quả suy thận bằng thực phẩm Đông y Renaprotect hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên được phân phối độc quyền bởi DrMinhAnh Herbalism. Sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại Đài Loan và được Quốc tế công nhận có tác dụng cải thiện độ lọc cầu thận, giảm tình trạng viêm thận. Nhờ ứng dụng công nghệ len men sinh học từ các hợp chất chiết xuất 100% thảo dược, Renaprotect giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng thận cho bệnh suy thận ở cả người lớn và trẻ em. 

Sản phẩm đã được ứng dụng ở rất nhiều bệnh viện lớn tại Đài Loan và đạt được những kết quả đáng mong đợi. Hàng loại các nghiên cứu in vivo và in vitro, các ca điều trị suy thận hiệu quả với Renaprotect đã được đăng trên các báo cáo khoa học quốc tế uy tín:
The effect of probiotics on patients with chronic kidney disease. ICCN. 2017

Effect of a probiotic combination in an experimental mouse model and clinical patients with  chronic kidney disease: a pilot study. Frontiers in Nutrition 8 (2021): 661794.

Hiện Phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic là đơn vị ủy quyền trực tiếp phân phối sản phẩm Renaprotect duy nhất Việt Nam. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin về sản phẩm hoặc cần tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ với phòng khám Dr. Minh Anh theo số hotline: 028 5431 9601 hoặc fanpage tại đây

Địa chỉ phòng khám: Số 19 Đường 24, Khu dân cư Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh (Khu Trung Sơn - kế bên ĐH RMIT) 


 

TS. BS Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
Bài viết đã được kiểm duyệt bởi: TS.BS. Nguyễn Ngô Lê Minh Anh
  • Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
  • Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
  • Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu