Tại sao tiểu đường gây suy thận? Nguy cơ và cách phòng ngừa
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận trên toàn cầu. Theo thống kê, khoảng 20-40% người mắc tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính và có thể tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ tại sao tiểu đường gây suy thận và triệu chứng, cách điều trị suy thận do tiểu đường, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao tiểu đường có thể gây suy thận?
Người mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường về lâu dài sẽ dẫn đến những tổn thương ở thận, làm suy giảm chức năng của thận với các nguy cơ xơ hóa thận, suy thận và phải chạy thận. Vậy tại sao tiểu đường gây suy thận? Có 3 lý do chính như sau:
1.1 Do tổn thương mạch máu ở thận
Mức đường huyết không được kiểm soát cùng tình trạng tăng huyết áp gây áp lực lên các mạch máu ở thận, lâu dài sẽ gây tổn thương đến các đơn vị lọc này.
Đồng thời, đường huyết tăng cao cũng khiến thận làm việc quá mức, theo thời gian lỗ lọc ngày càng to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu và cả protein niệu.
1.2 Do tổn thương thần kinh
Tiểu đường gây suy thận có thể xảy ra do những tổn thương ở thần kinh. Ở người mắc bệnh tiểu đường, tín hiệu thần kinh từ bàng quang đến não báo hiệu cảm giác mắc tiểu sẽ bị ảnh hưởng.
Người bệnh không cảm giác được khi nào bàng quang đầy nước tiểu để đi tiểu kịp thời dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tăng áp lực lên bàng quang và gây tổn thương thận.
1.3 Do nhiễm trùng đường tiểu
Đường huyết tăng cao là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời, tình trạng ứ đọng nước tiểu lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng có thể lan rộng lên thận và gây tổn thương thận.
2. 7 Triệu chứng suy thận do tiểu đường
Sau khi đã hiểu rõ “tại sao tiểu đường gây suy thận” thì chúng ta cũng nên tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để có thể phát hiện và kiểm soát kịp thời. Ở giai đoạn đầu bệnh, hầu như các trường hợp đều không có biểu hiện rõ ràng, có thể xuất hiện một số triệu chứng huyết áp tăng, mệt mỏi, sưng bàn chân. Nhưng nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ nhận thấy nhiều triệu chứng hơn, bao gồm:
- Phù nề: Tình trạng sưng phù thường xuất hiện chân, mắt cá nhân, bàn chân và tay do tích tụ chất lỏng.
- Huyết áp tăng cao: Thận không thể điều hòa lượng muối và nước trong cơ thể dẫn đến tăng huyết áp.
- Đi tiểu nhiều lần: Đặc biệt đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Nước tiểu có bọt: Là dấu hiệu cho thấy tổn thương thận khi protein rò rỉ qua nước tiểu.
- Chán ăn và buồn nôn: Do sự tích tụ chất thải và các độc tố trong cơ thể.
- Ngứa ngáy: Da có thể bị khô và ngứa do sự tích tụ các chất thải trong máu.
- Khó thở: Do tích tụ chất lỏng trong phổi và tình trạng thiếu máu gây ra.
3. Cách phòng ngừa suy thận ở người mắc tiểu đường
Bệnh tiểu đường là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ suy thận, do đó chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chủ động bảo vệ sức khỏe trước biến chứng suy thận.
3.1 Kiểm soát đường huyết
Giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn là điều quan trọng nhất đối với một bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng thuốc theo chỉ định, xây dựng thực đơn ăn uống theo tư vấn của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh để giữ đường huyết luôn ổn định.
3.2 Kiểm soát huyết áp
Ở người mắc bệnh tiểu đường thường đi kèm với biến chứng cao huyết áp. Vì vậy, để giảm nguy cơ tổn thương thận thì người bệnh cần giữ huyết áp trong khoảng bình thường (dưới 120/80 mmHg) bằng cách sử dụng thuốc, ăn ít muối và duy trì cân nặng hợp lý.
3.3 Theo dõi chức năng thận định kỳ
Thường xuyên kiểm tra chức năng thận bằng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để phát hiện kịp thời bất kỳ chỉ số bất thường nào liên quan đến thận.
3.4 Chế độ ăn uống phù hợp
Để bệnh tiểu đường không tiến triển nặng gây suy thận thì người bệnh cần có chế độ ăn kiêng hợp lý. Cần kiểm soát lượng đạm, giảm muối và hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,... Cùng với đó, bạn cần bổ sung các loại rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
3.5 Duy trì lối sống lành mạnh
Tại sao tiểu đường gây suy thận cũng có thể xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh của người bệnh. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và ít vận động có thể làm tăng nguy cơ suy thận ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, tốt nhất bạn nên từ bỏ ngay những thói quen xấu này nếu muốn tránh xa biến chứng suy thận.
4. Cách điều trị suy thận do tiểu đường
Nếu bệnh nhân tiểu đường đã có những triệu chứng suy thận thì cần can thiệp điều trị kết hợp với các biện pháp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp và tư vấn chế độ ăn kiêng phù hợp. Những bệnh nhân suy thận nặng có thể phải điều trị bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để có thể duy trì chức năng lọc máu, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể.
- Chạy thận nhân tạo: Trường hợp chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng và việc sử dụng thuốc không có tác dụng thì sẽ phải chạy thận nhân tạo. Khi đó, máu được lấy ra khỏi cơ thể và được đưa qua một bộ lọc ngoài cơ thể (máy lọc máu) để loại bỏ chất thải và nước dư thừa. Sau đó, máu sạch được trả lại vào cơ thể người bệnh bằng ống thông động mạnh và tĩnh mạch.
- Ghép thận: Phương pháp này sử dụng một quả thận khỏe mạnh được hiến tặng để thay thế cho quả thận đã mất chức năng tới 90%. Mục tiêu của ghép thận là thay thế chức năng của thận để cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ cho người bệnh.
Việc điều trị biến chứng suy thận do tiểu đường với phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận khá phức tạp và tốn nhiều chi phí. Hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả và ít tốn kém hơn với thực phẩm Đông y Renaprotect cho chỉ số thận khả quan, giúp cải thiện chức năng thận. Ở bệnh nhân tiểu đường, Renaprotect còn đặc biệt mang đến hiệu quả ổn định đường huyết, ổn định huyết áp, giảm các yếu tố nguy cơ gây suy thận.
Thực phẩm Đông y Renaprotect đã được cấp bằng sáng chế tại Đài Loan với công nghệ men vi sinh chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, cung cấp nhiều chủng lợi khuẩn giúp bảo vệ chức năng thận. Hiện Renaprotect đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện lớn ở Đài Loan để hỗ trợ điều trị bệnh thận mạn.
Các nghiên cứu in vivo và in vitro, báo cáo hàng loạt ca được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín:
Hiện Phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic là đơn vị ủy quyền trực tiếp phân phối sản phẩm Renaprotect Probiotic Herbal tại Việt Nam. Nếu bạn muốn thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về hiệu quả của Renaprotect, bạn vui lòng liên hệ với phòng khám qua hotline: 0886 72 53 72/ 0565 696 668 hoặc Fanpage của Bác sĩ Minh Anh tại đây

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu