Uống thuốc huyết áp có hại thận không?
Huyết áp tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân và gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc uống thuốc điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để duy trì huyết áp ở mức ổn định và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng uống thuốc huyết áp có hại thận không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Uống thuốc huyết áp có hại thận không?
Thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác khi sử dụng đều được bài tiết qua thận. Do đó, bệnh nhân sử dụng thuốc huyết áp lâu ngày cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định cho thận. Tùy vào từng loại thuốc sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau và có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên thận gây ra các vấn đề như sau:
- Giảm lưu lượng máu đến thận
- Tăng nồng độ kali trong máu
- Mất nước và mất cân bằng điện giải
- Suy giảm chức năng thận hoặc suy thận cấp
Một trong 4 nguy cơ ở trên đều có thể là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng ở thận và khó phục hồi. Khi đó, thận không thể hoạt động bình thường để duy trì chức năng lọc máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch, phổi, thần kinh,...
2. 4 loại thuốc huyết áp gây tổn thương thận
Uống thuốc huyết áp dài hạn nhằm kiểm soát huyết áp cao và các nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng ứng của người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị huyết áp có thể có tác dụng phụ và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thận và toàn cơ thể.
2.1 Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng làm giãn mạch máu và giảm huyết áp, điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận và gây suy thận. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh thường gặp các triệu chứng: ho khan kéo dài, đau đầu, sụt cân, đau cơ, rối loạn vị giác,...
2.2 Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ nước và muối qua đường tiểu, nhưng nếu dùng kéo dài có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải (như natri, kali máu) và giảm thể tích máu, ảnh hưởng đến chức năng thận. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu còn có một số tác dụng phụ khác như: tăng đường huyết, hạ huyết áp tư thế và gây liệt dương ở nam giới.
2.3 Thuốc chẹn beta
Uống thuốc huyết áp có hại cho thận nếu đó là các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta. Thuốc chẹn beta mặc dù giúp hạ huyết áp nhưng sẽ làm ức chế nhịp tim và tác động lên mạch máu. Từ đó gây ra tác động lên thận, làm giảm chức năng thận và tăng nguy cơ suy thận cấp.
2.4 Thuốc chẹn kênh canxi
Một số người dùng thuốc chẹn kênh canxi điều trị huyết áp có thể gây giữ nước và muối trong cơ thể, làm tăng áp lực lên thận. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, cơ thể bị phù nề,...
3. Cách hạn chế tác động của thuốc huyết áp lên thận
Mặc dù thước huyết áp có thể gây tổn thương thận nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc trong quá trình điều trị. Nếu huyết áp cao không được kiểm soát thì hậu quả càng nghiêm trọng hơn, có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận và tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh huyết áp không thể điều trị dứt điểm và người bệnh cần theo dõi, điều trị trong thời gian dài. Các trường hợp tăng huyết áp hầu hết đều phải điều trị bằng thuốc nhưng bác sĩ sẽ phải xem xét sử dụng thuốc như thế nào để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc huyết áp đối với sức khỏe của thận.
Các nguyên tắc cần tuân thủ như sau:
- Đánh giá toàn diện sức khỏe bệnh nhân, bao gồm cả đánh giá về thận và chức năng thận, các bệnh lý kết hợp khác.
- Lưu ý bệnh đái tháo đường ở người cao huyết áp bởi việc lựa chọn thuốc điều trị 2 bệnh này đều cần lưu ý các loại thuốc ảnh hưởng đến thận.
- Bệnh nhân cao huyết áp đã có dấu hiệu suy thận thì phương án điều trị sẽ khác với bệnh nhân chưa suy thận. Chỉ định thuốc dựa trên mức độ suy thận, mức protein niệu.
- Theo dõi, đánh giá chức năng thận thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời.
Với những bệnh nhân tăng huyết áp và đã bị suy thận thì cần kết hợp sử dụng thuốc để điều trị cả 2 bệnh lý. Hiện Thực phẩm Đông y Renaprotect của Glac Biotech Corp - Thực phẩm tốt cho bệnh thận mạn đã được nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều bệnh viện lớn ở Đài Loan. Công dụng chính của Renaprotect là cải thiện độ lọc cầu thận, giảm tình trạng viêm thận và ngăn chặn các yếu tố gây hoạt tử thận, đồng thời giúp điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết.
Renaprotect được lên men vi sinh từ các chiết xuất thảo dược tự nhiên (lá oliu, cần tây, lá Đỗ Trọng, dứa, vỏ cây thông,...) giúp cung cấp các chủng men vi sinh bảo vệ chức năng thận trước tác dụng phụ của các loại thuốc dài hạn. Sản phẩm có giá trị nghiên cứu lâm sàng được Quốc tế công nhận với hàng loạt các báo cáo được công bố rộng rãi trên các tạp chí y tế uy tín:
Nếu bạn muốn thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về hiệu quả của Renaprotect, vui lòng liên hệ với phòng khám Dr. Minh Anh Traditional Medicine Clinic - Đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Renaprotect Probiotic Herbal tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 028 5431 9601
- Fanpage: https://www.facebook.com/drminhanh.clinic
- Địa chỉ: Số 19 Đường 24, Khu dân cư Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh (Khu Trung Sơn - kế bên Đại học RMIT)
4. Phương pháp ổn định huyết áp không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị huyết áp, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng góp phần lớn trong việc ổn định huyết áp. Khi người bệnh đã duy trì được huyết áp ổn định trong thời gian dài thì có thể giảm liều lượng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Người tăng huyết áp nên hạn chế muối và tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng chứa nhiều muối và chất béo không lành mạnh. Nên ăn nhiều trái cây, rau củ giàu kali để cân bằng lượng muối trong cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân có thể gây áp lực lên tim và mạch máu làm tăng huyết áp, vì vậy bạn cần giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát huyết áp. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Hạn chế đồ uống có cồn: Nên hạn chế sử dụng rượu bia hoặc bỏ hẳn nếu có thể.
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch.
- Duy trì tâm trạng ổn định: Stress và lo âu có thể làm tăng huyết áp, để ổn định tâm trạng bạn có thể tập yoga, thiền, tập hít thở sâu và phải ngủ đủ giấc.
Tóm lại, việc uống thuốc huyết áp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu không được theo dõi và kiểm soát đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe thận, việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, cùng với việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.

- Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
- Viện Đông Y Hiện Đại Dr Minh Anh
- Chuyên gia Y học cổ truyền chuyên sâu